"Nam vô tửu như kỳ vô phong". Trai không rượu trai buồn. Cờ không gió cờ rủ. "Nam nữ gần nhau cầm lòng sao đặng ?". Chả thế mà Cụ Tú phải than:
Một trà, một rượu, một đàn bàTrong ba thứ ấy nó hại ta
Chừa được thứ nào hay thứ ấy
Có chăng chừa rượu với chừa trà..."
Đàn ông không gái nghe nó lạ tai. Đàn bà không say nắng không phải đàn bà. Chả ai muốn không gái để béo như chó thiến nhà hàng cơm cả. Chính vì vậy cặp từ "TỬU - SẮC" chưa bao giờ rời nhau.
Đàn ông nên biết tất cả. Đàn bà nên hay mọi nhẽ.
Độc ẩm thì vô duyên và buồn. Đối ẩm với hạng phàm phu tục tử thì quả là thảm họa. Nhưng đối ẩm với đàn bà giả nai hay cuồng loạn thì đến Thánh cũng thành ngớ ngẩn vì không biết đường nào mà lần. Thích nhất là ngồi nhâm nhi với hồng nhan tri kỷ. Nhưng nên nhớ rằng: Mọi thứ đều có giới hạn, nếu không tỉnh táo và giữ mình thì sau cuộc rượu tri kỷ cũng đi toi. Chịu đau khổ không mấy ai bằng kỹ nữ. Nhưng gan lỳ thì kỹ nữ cũng chẳng kém ai. Chính vì thế nước mắt kỹ nữ cùng những lời gan ruột của họ là một thứ hiếm hoi vô cùng. Lấy được nó cần phải có trái tim sâu hơn đời thường. Vậy thì để biết và hay không đơn giản một chút nào.
Ngày xưa rượu "sếch" là rượu cởi truồng không đồ nhắm. Bây giờ rượu có thừa những đồ nhắm thượng hạng, nhưng đặc biệt nhất vẫn là "nhắm luôn kỹ nữ hầu rượu". Đàn ông lúc này là Điếm. Càng lắm tiền, càng nhiều mối quan hệ thì càng Điếm hơn.
Trong các cuộc "set up bisiness" bây giờ gặp gỡ đối tác nhưng bên bàn tiệc mà không có kỹ nữ hầu rượu thì khó thành công lắm. Chính vì thế tiếp thực và hầu rượu trong các nhà hàng hầu hết là kỹ nữ được tuyển chọn. Nhà hàng nào cũng có một vài kỹ nữ của các hãng rượu đến tiếp thị và mời rượu các "Thượng đế". Càng sang trọng bao nhiêu thì kỹ nữ càng long lanh bấy nhiêu.
Sợ nhất là kỹ nữ giả nai nhu mì hầu rượu. Nhiều người gọi họ là đĩ. Nhưng dùng từ "đĩ" không phải là lối nói của kẻ lịch lãm, nên tôi dùng từ kỹ nữ.
Trong các đội tiếp thị rượu thì đẹp nhất, lộng lẫy nhất, đồng đều nhất, nuột nà cuốn hút nhất là đội kỹ nữ của rượu Chivas.
Toàn những chân dài xinh như mộng. Thật khó mà đánh tụt cô nào xuống Á hậu. Ngày xưa, Sơn "Trùm" của Chivas" nổi tiếng và tự hào về đội hình này đấy. Tài mơi và tài rót rượu của các nàng thì khỏi bàn. Nhưng mọi cái được quyết định bởi đôi mắt lúng liếng của các nàng luôn đặt các thượng đế ngồi lên đống lửa. Chính vì thế rượu đổ tràn trong các cuộc chiêu đãi.
Tại sao cũng là đàn bà, sau khi bị người đàn ông từ chối mà người thì được gọi là thánh nữ, kẻ là kỹ nữ ?. Người đàn bà nào sau đó từ chối tất cả đàn ông thì gọi là thánh nữ. Người đàn bà nào sau đó ngủ với tất cả đàn ông thì gọi là kỹ nữ.
Kỹ nữ ngủ với nhiều người đàn ông chưa chắc đã phải là xấu. Có thể họ không có may mắn gặp được người đàn ông biết kiên trì và nhẫn nại để không bỏ rơi họ.
Kiều có phải là kỹ nữ không nhỉ ?. Kỹ nữ quá đi chứ "Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần", thế mà người ta vẫn tung hô ầm ầm.
Chân dài bây giờ khác gì Kiều ? Vậy tại sao người ta cứ ném đá ghê thế nhỉ ?. Hay là người xưa nhân từ, đức độ hơn người nay ?. Cũng có thể.
Thời buổi kinh tế thị trường, hầu rượu là một nghề. Nhiều kỹ nữ hầu rượu đến mức độ nghệ thuật. Nghệ thuật từ cách mở nắp chai, cách xoay cổ tay khi rót để dù chiếc ly có nhỏ đến cỡ nào thì rượu cũng không một giọt rớt ra ngoài. Nghệ thuật từ cách khéo léo kéo váy để cúi nhặt cái nắp chai mà họ cố tình đánh rơi. Khi ấy thì mọi con mắt thượng đế trên bàn tiệc đều rơi theo chiếc nắp chai và cách cúi người khoe đùi của kỹ nữ mất rồi. Đến nghệ thuật đòng đưa, ướm lời, nghệ thuật nhả giọng oanh vàng... Chúng ta phải cảm ơn họ chứ sao lại ném đá họ ?.
"Đừng nghe ca ve kể chuyện". Câu nói này của những người tàn bạo và khinh người. Nếu bạn có một trái tim sâu hơn đời thường thì bạn sẽ thấy mọi chuyện không hẳn là như thế đâu. Có rất nhiều câu chuyện đáng thương và bi ai xúc động không kém gì "Trà hoa nữ" cả.
Chuyện Kiều và Hoạn thư thơi nay không thiếu. Kỹ nữ không bị mạt sát, đánh ghen thì chưa phải là kỹ nữ. Kỹ nữ cũng là đàn bà, cũng đánh ghen nhau để tranh giành người tình. Đó là đời. Trong một lần tranh giành đại gia xứ Cà Mau, hai nhóm "kỹ nữ xăm mình" hầu rượu ruột của một nhà hàng đình đám tại đường Nguyễn Trãi (Cần Thơ) còn hẹn nhau... tỷ thí... ăn thua đủ. May mà đại gia kia bị kỹ nữ xứ khác cuỗm mất chứ không thì...
Cũng ở Cần Thơ có một kỹ nữ, sau những mây mưa bụi trần, nàng hoàn lương và tham gia một mái ấm chăm sóc trẻ em bị bỏ rơi. Bay giờ dù bị mắc căn bệnh thế kỷ giai đoạn cuối nhưng nàng vẫn tự mình chăm sóc nuôi nắng 5,6 em nhỏ có hoàn cảnh đáng thương. Nàng cứ ao ước viết một cuốn hồi ký về thân phận kỹ nữ. Viết xong rồi, nhưng chưa xuất bản được vì thiều cỡ trên dưới 20 triệu. Ấy vậy mà, những đại gia, ông lớn thượng đế ngày xưa đã từng môi kề má áp bao tháng ngày với nàng lại chối từ. Bản chất Điếm của đàn ông lúc này mới lộ rõ.
Tôi có anh bạn Blogger khá nổi tiếng, một Việt kiều hào hoa. Anh ấy là hạt nhân kích nổ cuộc đánh ghen ầm ĩ của những người đàn bà sồn sồn (Quan chức có, chủ quán có, kỹ nữ cũng có từ Hà Nội tới Nha Trang) tại Đà nẵng cách đây mấy năm. Tặc lưỡi "Chuyện đời !". Nhưng nó không là đời bởi nó thiếu một trái tim sạch. Sau đận đấy các bạn Đà nẵng mời vào giao lưu mình xin cáo từ cho nó lành.
Ở Gia lâm, thập niên 80 tới những năm đầu của thập niên 90 người ta xôn xao về sắc đẹp của nàng "Chiêm bao" (Ai biết thì biết, tôi không nhắc tên nàng bởi tôn trọng quyền riêng tư của người đàn bà), không biết ai đã đặt cho nàng cái mỹ từ 'Chiêm bao" hay thế không biết. Mắt nàng quả thực là đẹp như Chúa chiêm bao. Đời thường chiêm bao đã ghê, Chúa chiêm bao thì không biết là đẹp đến cỡ nào nhỉ ?. Nàng phải nuôi 3 người em cùng bà nội và nàng cũng là nguồn chu cấp chính cho người tình đang là sinh viên ĐH GTVT. Nhà vài sào lúa năm được năm mất, không nghề nghiệp để kiếm thêm, nàng quyết định kẹp với các "cò hôi" (Các phi công dân sự trong khu nhà biệt thự dành riêng cho phi công ở sân bay Gia lâm. Dân tình vẫn hay gọi họ là "cò hôi", có nhẽ bởi các bà vợ quê mùa chân xòe các ngón như rễ sung, chỉ rình chồng vắng nhà là đi đất cho nó tiện, ăn mặc thì cứ quấn vải bố thay váy cho nó mát). Sau các em nàng cũng học hành tới nơi tới chốn bầy giờ nàng mới tính đến chuyện trăm năm. Chàng bây giờ đã thành giảng viên ĐH GTVT, kịp có vợ và có con. Oái ăm ở chỗ là chàng điếm kia lại giấu vợ giấu con và giấu cả nàng chuyện vợ con để tiếp tục bòn rút nàng. Thật trớ trêu thay, sau ít ngày đôi co với người tình thì nàng bị vợ chàng đánh ghen. Kết quả là nàng lĩnh vết rạch thẳng băng từ rốn tới mép khe thần tiên, dài cỡ gang tay, khâu mất 28 mũi. Sau vụ ấy nàng âm thầm hóa sãi trong chùa và chuyên tâm làm từ thiện.
Năm 1995 - 2005 tôi có cậu đệ trưởng phòng Makerting một doanh nghiệp khá lớn có trụ sở tại quận Hoàn Kiếm, cậu ta có mối tình 10 năm với một kỹ nữ họ Hà. Gái một con trông mòn con mắt. Chàng thì danh chính là giai tân lại con một. Bao nhiêu khuê các ngấp nghé chàng chẳng màng, quyết sống đời vợ chồng với nàng họ Hà. Nhưng quá khó để vượt qua dược rào cản cũng như định kiến của gia đình, của cấp ủy, của cơ quan cũng như hàng xóm nhà chàng. Năm 1999 trong một lần về quê nàng, khi trở về chàng bị văng vào tầu hỏa chấn thương sọ não tại Thường tín nhưng thoát chết. Nàng hết nước mắt lủi thủi ôm con vào chăm chàng hơn một năm trong bệnh viện. Rồi may mắn cũng mỉm cười khi chàng vân còn đủ minh mẫn để tiếp tục công tác. Sau chàng kể rằng: lúc bị tai nạn như có ma làm ấy, rõ ràng trông thấy tầu hỏa, rõ ràng đạp phanh và cố tình tránh mà như vẫn có ai đẩy chàng vào.
Những mối tình kiểu này không hiểu tại làm sao thường gặp oan khiên. Năm 2005 chàng cãi nhau với gia đình về chuyện vợ con, uất quá chàng lao ra cửa bỏ đi thì va đầu vào cạnh cửa. Hôm sau chàng thấy nặng đầu và mắt như mờ đi. Vào viện khám thì muộn mất rồi, vài hôm sau chàng đi. Chưa có đám tang nào mà tôi phải nghe cái tiếng khóc sầu thảm đến thế của thiếu phụ mắc trái ngang trong cuộc tình khóc cho tình quân cũng là khóc chồng mình. Khi gõ những dòng này ngón tay tôi lại gai lên.
Còn rất nhiều những mảnh đời, những số phận trớ trêu của đời kỹ nữ mà tôi biết. Tôi muốn nhìn nó dưới góc độ nhân văn của yêu thương HƠN CẢ YÊU THƯƠNG trong con người để thấy rằng: Họ không nhiều lỗi đến thế.
Ai thì cũng có quyền sống. quyền tồn tại. Bản năng sinh tồn của con người là lớn vô cùng. Những số phận ấy vướng cảnh quê mùa, ruộng chẳng có, vườn thì không, mọi cái gần như không hoàn toàn. Ngoài cái sắc trời cho và cái con gái, cái đàn bà thì họ còn biết lấy gì để sống, để tồn tại đấy ?. Chốn quê mùa, trai đinh lực lưỡng còn chẳng ai mướn thì những người con gái chân yếu tay mềm này ai thuê họ đây ?. Vậy họ bán cái của họ để phục vụ cho mục đích cá nhân mà họ thấy cần phải thế để sống, để tồn tại, để vươn lên... thì đâu có phải sai trái lắm ?. (Quan tham nhũng và cơ hội bây giờ còn khốn nạn và bỉ ổi hơn nhiều). Nếu như chúng ta đảm bảo cho họ một công việc, một thu nhập tối thiểu để đắp đổi qua ngày, để họ không rơi vào thảm cảnh bần cùng trong cuộc sống thì chắc gì họ đã trở thành kỹ nữ ?
Hồi đầu năm ở Kiên Giang đã từng có một bà mẹ 38 tuổi thắt cổ tự tử để mong kiếm tiền phúng viếng cho các con được bữa cơm và cũng để tránh cái tủi hổ trước cảnh thất học và cùng khổ vì đói kém của ông chồng bệnh tật và đàn con thơ. Trong khi đó suốt cả năm ròng họ đi xin cái sổ hộ nghèo thì chính quyền lại thờ ơ và phó mặc. Quân dã man.
Nếu bà mẹ kia mà có thể bán được cái của mình thì biết đâu có thể bà cũng bán để nuôi lũ con ăn học và thoát cơn đói nghèo
Đời kỹ nữ, đời lây lất phong trần, lấy phấn son làm đẹp, lấy ca kỹ làm vui, quen nhiều tao nhân - mặc khách, biết nhiều quân tử - tiểu nhân, có không ít kẻ si tình, người hâm mộ cũng không thiếu. Nhưng họ lại là đời của những thị phi bất nhân, lắm tay ôm ấp, nhưng thiếu bàn tay kẻ quân tử biết lau nước mắt cảm thông. Là mong mỏi khôn nguôi ngoai một gia đình lúc nhạt phấn phai son. Là vui buồn chuyện vốn dĩ xưa nay. Đáng thương thay.
Vậy thì dùng ngòi bút để phỉ báng những số phận không mong muốn của người khác, để kiếm chác trên đau khổ của người khác có phải là hành động của chính nhân không hỡi các nhà báo ?.
Khi các vị đã không có tâm thì ngòi bút của các vị là thanh đao giết người đấy.
Tản mạn chiều mưa trên Bar Xưa và Nay. 23 - 07 - 2013. Nguyễn.
Tại sao cũng là đàn bà, sau khi bị người đàn ông từ chối mà người thì được gọi là thánh nữ, kẻ là kỹ nữ ?. Người đàn bà nào sau đó từ chối tất cả đàn ông thì gọi là thánh nữ. Người đàn bà nào sau đó ngủ với tất cả đàn ông thì gọi là kỹ nữ.
Kỹ nữ ngủ với nhiều người đàn ông chưa chắc đã phải là xấu. Có thể họ không có may mắn gặp được người đàn ông biết kiên trì và nhẫn nại để không bỏ rơi họ.
Kiều có phải là kỹ nữ không nhỉ ?. Kỹ nữ quá đi chứ "Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần", thế mà người ta vẫn tung hô ầm ầm.
Chân dài bây giờ khác gì Kiều ? Vậy tại sao người ta cứ ném đá ghê thế nhỉ ?. Hay là người xưa nhân từ, đức độ hơn người nay ?. Cũng có thể.
Thời buổi kinh tế thị trường, hầu rượu là một nghề. Nhiều kỹ nữ hầu rượu đến mức độ nghệ thuật. Nghệ thuật từ cách mở nắp chai, cách xoay cổ tay khi rót để dù chiếc ly có nhỏ đến cỡ nào thì rượu cũng không một giọt rớt ra ngoài. Nghệ thuật từ cách khéo léo kéo váy để cúi nhặt cái nắp chai mà họ cố tình đánh rơi. Khi ấy thì mọi con mắt thượng đế trên bàn tiệc đều rơi theo chiếc nắp chai và cách cúi người khoe đùi của kỹ nữ mất rồi. Đến nghệ thuật đòng đưa, ướm lời, nghệ thuật nhả giọng oanh vàng... Chúng ta phải cảm ơn họ chứ sao lại ném đá họ ?.
"Đừng nghe ca ve kể chuyện". Câu nói này của những người tàn bạo và khinh người. Nếu bạn có một trái tim sâu hơn đời thường thì bạn sẽ thấy mọi chuyện không hẳn là như thế đâu. Có rất nhiều câu chuyện đáng thương và bi ai xúc động không kém gì "Trà hoa nữ" cả.
Chuyện Kiều và Hoạn thư thơi nay không thiếu. Kỹ nữ không bị mạt sát, đánh ghen thì chưa phải là kỹ nữ. Kỹ nữ cũng là đàn bà, cũng đánh ghen nhau để tranh giành người tình. Đó là đời. Trong một lần tranh giành đại gia xứ Cà Mau, hai nhóm "kỹ nữ xăm mình" hầu rượu ruột của một nhà hàng đình đám tại đường Nguyễn Trãi (Cần Thơ) còn hẹn nhau... tỷ thí... ăn thua đủ. May mà đại gia kia bị kỹ nữ xứ khác cuỗm mất chứ không thì...
Cũng ở Cần Thơ có một kỹ nữ, sau những mây mưa bụi trần, nàng hoàn lương và tham gia một mái ấm chăm sóc trẻ em bị bỏ rơi. Bay giờ dù bị mắc căn bệnh thế kỷ giai đoạn cuối nhưng nàng vẫn tự mình chăm sóc nuôi nắng 5,6 em nhỏ có hoàn cảnh đáng thương. Nàng cứ ao ước viết một cuốn hồi ký về thân phận kỹ nữ. Viết xong rồi, nhưng chưa xuất bản được vì thiều cỡ trên dưới 20 triệu. Ấy vậy mà, những đại gia, ông lớn thượng đế ngày xưa đã từng môi kề má áp bao tháng ngày với nàng lại chối từ. Bản chất Điếm của đàn ông lúc này mới lộ rõ.
Tôi có anh bạn Blogger khá nổi tiếng, một Việt kiều hào hoa. Anh ấy là hạt nhân kích nổ cuộc đánh ghen ầm ĩ của những người đàn bà sồn sồn (Quan chức có, chủ quán có, kỹ nữ cũng có từ Hà Nội tới Nha Trang) tại Đà nẵng cách đây mấy năm. Tặc lưỡi "Chuyện đời !". Nhưng nó không là đời bởi nó thiếu một trái tim sạch. Sau đận đấy các bạn Đà nẵng mời vào giao lưu mình xin cáo từ cho nó lành.
Ở Gia lâm, thập niên 80 tới những năm đầu của thập niên 90 người ta xôn xao về sắc đẹp của nàng "Chiêm bao" (Ai biết thì biết, tôi không nhắc tên nàng bởi tôn trọng quyền riêng tư của người đàn bà), không biết ai đã đặt cho nàng cái mỹ từ 'Chiêm bao" hay thế không biết. Mắt nàng quả thực là đẹp như Chúa chiêm bao. Đời thường chiêm bao đã ghê, Chúa chiêm bao thì không biết là đẹp đến cỡ nào nhỉ ?. Nàng phải nuôi 3 người em cùng bà nội và nàng cũng là nguồn chu cấp chính cho người tình đang là sinh viên ĐH GTVT. Nhà vài sào lúa năm được năm mất, không nghề nghiệp để kiếm thêm, nàng quyết định kẹp với các "cò hôi" (Các phi công dân sự trong khu nhà biệt thự dành riêng cho phi công ở sân bay Gia lâm. Dân tình vẫn hay gọi họ là "cò hôi", có nhẽ bởi các bà vợ quê mùa chân xòe các ngón như rễ sung, chỉ rình chồng vắng nhà là đi đất cho nó tiện, ăn mặc thì cứ quấn vải bố thay váy cho nó mát). Sau các em nàng cũng học hành tới nơi tới chốn bầy giờ nàng mới tính đến chuyện trăm năm. Chàng bây giờ đã thành giảng viên ĐH GTVT, kịp có vợ và có con. Oái ăm ở chỗ là chàng điếm kia lại giấu vợ giấu con và giấu cả nàng chuyện vợ con để tiếp tục bòn rút nàng. Thật trớ trêu thay, sau ít ngày đôi co với người tình thì nàng bị vợ chàng đánh ghen. Kết quả là nàng lĩnh vết rạch thẳng băng từ rốn tới mép khe thần tiên, dài cỡ gang tay, khâu mất 28 mũi. Sau vụ ấy nàng âm thầm hóa sãi trong chùa và chuyên tâm làm từ thiện.
Năm 1995 - 2005 tôi có cậu đệ trưởng phòng Makerting một doanh nghiệp khá lớn có trụ sở tại quận Hoàn Kiếm, cậu ta có mối tình 10 năm với một kỹ nữ họ Hà. Gái một con trông mòn con mắt. Chàng thì danh chính là giai tân lại con một. Bao nhiêu khuê các ngấp nghé chàng chẳng màng, quyết sống đời vợ chồng với nàng họ Hà. Nhưng quá khó để vượt qua dược rào cản cũng như định kiến của gia đình, của cấp ủy, của cơ quan cũng như hàng xóm nhà chàng. Năm 1999 trong một lần về quê nàng, khi trở về chàng bị văng vào tầu hỏa chấn thương sọ não tại Thường tín nhưng thoát chết. Nàng hết nước mắt lủi thủi ôm con vào chăm chàng hơn một năm trong bệnh viện. Rồi may mắn cũng mỉm cười khi chàng vân còn đủ minh mẫn để tiếp tục công tác. Sau chàng kể rằng: lúc bị tai nạn như có ma làm ấy, rõ ràng trông thấy tầu hỏa, rõ ràng đạp phanh và cố tình tránh mà như vẫn có ai đẩy chàng vào.
Những mối tình kiểu này không hiểu tại làm sao thường gặp oan khiên. Năm 2005 chàng cãi nhau với gia đình về chuyện vợ con, uất quá chàng lao ra cửa bỏ đi thì va đầu vào cạnh cửa. Hôm sau chàng thấy nặng đầu và mắt như mờ đi. Vào viện khám thì muộn mất rồi, vài hôm sau chàng đi. Chưa có đám tang nào mà tôi phải nghe cái tiếng khóc sầu thảm đến thế của thiếu phụ mắc trái ngang trong cuộc tình khóc cho tình quân cũng là khóc chồng mình. Khi gõ những dòng này ngón tay tôi lại gai lên.
Còn rất nhiều những mảnh đời, những số phận trớ trêu của đời kỹ nữ mà tôi biết. Tôi muốn nhìn nó dưới góc độ nhân văn của yêu thương HƠN CẢ YÊU THƯƠNG trong con người để thấy rằng: Họ không nhiều lỗi đến thế.
Ai thì cũng có quyền sống. quyền tồn tại. Bản năng sinh tồn của con người là lớn vô cùng. Những số phận ấy vướng cảnh quê mùa, ruộng chẳng có, vườn thì không, mọi cái gần như không hoàn toàn. Ngoài cái sắc trời cho và cái con gái, cái đàn bà thì họ còn biết lấy gì để sống, để tồn tại đấy ?. Chốn quê mùa, trai đinh lực lưỡng còn chẳng ai mướn thì những người con gái chân yếu tay mềm này ai thuê họ đây ?. Vậy họ bán cái của họ để phục vụ cho mục đích cá nhân mà họ thấy cần phải thế để sống, để tồn tại, để vươn lên... thì đâu có phải sai trái lắm ?. (Quan tham nhũng và cơ hội bây giờ còn khốn nạn và bỉ ổi hơn nhiều). Nếu như chúng ta đảm bảo cho họ một công việc, một thu nhập tối thiểu để đắp đổi qua ngày, để họ không rơi vào thảm cảnh bần cùng trong cuộc sống thì chắc gì họ đã trở thành kỹ nữ ?
Hồi đầu năm ở Kiên Giang đã từng có một bà mẹ 38 tuổi thắt cổ tự tử để mong kiếm tiền phúng viếng cho các con được bữa cơm và cũng để tránh cái tủi hổ trước cảnh thất học và cùng khổ vì đói kém của ông chồng bệnh tật và đàn con thơ. Trong khi đó suốt cả năm ròng họ đi xin cái sổ hộ nghèo thì chính quyền lại thờ ơ và phó mặc. Quân dã man.
Nếu bà mẹ kia mà có thể bán được cái của mình thì biết đâu có thể bà cũng bán để nuôi lũ con ăn học và thoát cơn đói nghèo
Đời kỹ nữ, đời lây lất phong trần, lấy phấn son làm đẹp, lấy ca kỹ làm vui, quen nhiều tao nhân - mặc khách, biết nhiều quân tử - tiểu nhân, có không ít kẻ si tình, người hâm mộ cũng không thiếu. Nhưng họ lại là đời của những thị phi bất nhân, lắm tay ôm ấp, nhưng thiếu bàn tay kẻ quân tử biết lau nước mắt cảm thông. Là mong mỏi khôn nguôi ngoai một gia đình lúc nhạt phấn phai son. Là vui buồn chuyện vốn dĩ xưa nay. Đáng thương thay.
Vậy thì dùng ngòi bút để phỉ báng những số phận không mong muốn của người khác, để kiếm chác trên đau khổ của người khác có phải là hành động của chính nhân không hỡi các nhà báo ?.
Khi các vị đã không có tâm thì ngòi bút của các vị là thanh đao giết người đấy.
Tản mạn chiều mưa trên Bar Xưa và Nay. 23 - 07 - 2013. Nguyễn.
✍️