Quản Trọng một mưu lược gia kỳ tài, một lòng trung quân ái quốc phò Tề Hoàn Công, quyết dẹp gian hùng, ông tuyên rằng: “Ta hết lòng vì quốc gia xã tắc chứ không vì một cá nhân, một triều đại nào hết”. Nhưng khi Quản Trọng mất, vua Tề ưa lời xu nịnh của những gian thần Dịch Nha, Thụ Điêu, Khai Phương để rồi chết thảm dưới bàn tay bạo tàn của chính những gian thần này. Một Tề Vương có cả chục nước chư hầu tôn kính, hàng đàn thê tử mà bị bỏ chết đói trong cô độc hàng tháng sau mới biết.
Ngũ Tử Tư thâm sâu uyên bác phò Hạp Lư đánh Sở diệt Việt.. giành lại giang sơn xã tắc. Nhưng than ôi ! Ngô Phù Sai kế ngôi Hạp Lư lại ưa lời mật ngọt của kẻ xu nịnh Bá Hi phế bỏ ông đi. Để rồi trước khi tự tận ông dặn người nhà: “Khi ta chết hãy móc mắt ta treo lên cửa đông thành để ta nhìn thấy nước Việt diệt Ngô như thế nào”. Qủa như lời tiên đoán của ông. Câu Tiễn nghe lời Phạm Lãi, Văn Chủng để dùng khổ nhục kế và ải mỹ nhân Tây Thi để vượt cửa Đông diệt Ngô, bức tử Phù Sai, đoạt quyền bá chủ.
Thời thế xoay vần, thịnh suy là vận hội. Vua tôi không một lòng ái quốc vì Dân, không chiêu hiền đãi sĩ, trọng dụng người tài, vua không minh, tôi không thật thì sơn hà xã tắc suy vong chao đảo, chúng dân lầm than oán thán cũng phải thôi.
“Quốc gia hưng vong, sĩ phu hữu trách”. Kẻ sĩ vì dân vì nước dù có bị hành hạ hay đầy đọa như thế nào đi chăng nữa thì cũng chưa bao giờ nhụt chí. Dạ yếu mềm làm sao mà mưu việc lớn được. Phạm Thư chịu khổ ải phò Tần Chiêu Vương đặt nền móng cho đế nghiệp họ Doanh. Thái Trạch dẫu bị đầy đọa đến tả tơi vẫn quyết phò Tần diệt Tây Chu. Lã Bất Vi chịu mất tất cả để đưa Doanh Chính lên ngôi Tần Vương. Lý Tư phò Doanh Chính diệt Hàn, Triệu, Yên, Sở, Ngụy Tề… giúp Doanh Chính xưng đế. Tần Thủy Hoàng tàn bạo, đam mê phường thuật dị đoan, lo xây cung điện đền đài, xây đắp vạn lý trường thành khiến trăm họ lầm than, lòng dân oán thán, cơ cực. Kết cục Tần đế chết thảm, nông dân nổi dậy, dẫn tới Hán – Sở tranh hùng.
Oai phong lẫm liệt ai bằng Hạng Võ ? Vậy mà có một trung thần Phạm Tăng giỏi đến như thế lại chẳng biết tin dùng, để ôm hận chết thảm bên bờ Ô Giang cùng nàng Ngu Cơ.
Lưu Bang một huyện sĩ nhát chết nhưng biết dùng Hán Tín, Tiêu Hà, Trương Lương, Trần Bình… để tiêu diệt Hạng Võ để lập nên nhà Tây Hán.
Khổng Minh đa mưu túc trí hiến kế cho Lưu Bị liên kết với Tôn Quyền lập nên thế chân vạc Ngụy – Thục – Ngô thời Tam quốc.
Kẻ sĩ xuất thế muôn người muôn cảnh. Lã Thượng ngồi câu cá bên bờ Vị Thủy để nghiền ngẫm mưu lớn, đợi chờ cơ hội. Phạm Thư chịu khổ nhục xuýt bỏ mạng để mưa cầu việc lớn. Hàn Tín chịu nhục chui qua háng tên đồ tể để giữ thân mình cho việc lớn. Khổng Minh một ẩn sĩ quyết xa lánh vòng danh lợi nhưng cảm kích tấm lòng chân thành “tam cố thảo lư” của Lưu Bị mà ra phò Thục đế.
Hiền sĩ thì tiết tháo, không màng danh lợi một đời bày mưu hiến kế chỉ nhằm hộ quốc an dân, giữ nền thái bình như Lã Thượng, Phạm Lãi, Án Anh, Tôn Thúc Ngao, Khổng Minh… ra đi nhẹ tênh, tiếng thơm để lại đến muôn đời.
Kẻ sĩ mà háo danh khi xuất thế thì khi ra đi là chết thảm, như Ứng hầu Thương Ửơng bị tứ mã phanh thây. Tể tướng Lý Tư bị chết chém ngang lưng. Văn tín hầu Lã Bất Vi bị bức tử bằng thuốc độc…
Vật đổi sao dời không thiếu những kẻ sĩ một lòng tôi trung vì dân vì nước mà chịu chết oan uổng như Ngũ Tử Tư tự tận, Văn Chủng chết nơi khởi nghiệp, Hàn Tín bỏ xác bên đầm Vân Mộng nơi mình tụ binh khởi mộng.
Nhìn xa rồi lại nhìn gần, ngẫm nước Việt mình thời nay mà thấy buồn. Nước Việt có thiếu nhân tài đâu cơ chứ. Vậy thì tại sao vẫn cứ rối ren, lầm than ?. Chẳng biết có phải Vua ngu và điếc hay không ? Hay do hiền sĩ thì ít mà lưu manh thì nhiều nên mới ra nông nỗi này ?
Lại nhớ thời nhà Đường, Tần Vương Lý Thế Dân làm chính biến giết Hoàng thái tử và em là Tề Vương Lý Nguyên Cát, bức Đường Thái tổ Lý Uyên nhường ngôi cho mình. Trước cảnh nồi da xáo thịt ấy, Ngụy Trưng, một hiền sĩ khẳng khái và tuyệt đối vì dân đã hiến kế giúp Thái Tử Lý Kiến Thành diệt Tần Vương Lý Thế Dân để trở thành vị vua minh quân nhất nhà Đường là Đường Thái Tông. Ngụy Trưng là một trung thần khẳng khái, luôn nói thẳng lòng mình. Khi Đường Thái Tông kề gươm vào cổ Ngụy Trưng rồi hỏi: “Tại sao nhà ngươi lại ly gián quan hệ giữa anh em ta ?” Ngụy Trưng đứng thẳng dậy nói luôn: “Nếu Hoàng Thái tử nghe tôi đã chẳng chết thảm như thế này” và ông hiến kế: “Nếu bệ hạ không tỏ rõ cho thiên hạ thấy sự khoan dung công bằng và công minh triệt để thì e rằng nước rồi sẽ có loạn nữa”. Đường Thái Tông nghe theo lời ông và đưa quốc gia trở nên hưng thịnh, thái bình. Đường Thái Tông hỏi: “Quân chủ làm thế nào để trở thành sáng suốt, còn làm thế nào thì u mê, hồ đồ ?”. Ngụy Trưng đáp: “Biết lắng nghe mọi loại ý kiến thì mới trở thành sáng suốt, còn nghe theo một chiều, tin một chiều sẽ trở thành mê muội, hồ đồ”. Cuối cùng Đường Thái Tông phải công nhận: “Ngoài khanh ra, không có ai nói được lời như thế. Con người ta bao giờ cũng có nỗi khổ thiếu sáng suốt để tự nhận biết mình”. Khi Ngụy Trưng mất, Đường Thái Tông than khóc: “Nếu dùng đồng để làm gương thì có thể chỉnh được mũ áo cho ngay ngắn, nếu dùng cổ sử để làm gương thì có thể thấy được sự hưng vong của chính trị, còn nếu dùng người làm gương thì có thể thấy được ưu khuyết điểm của bản thân mình. Nay Ngụy Trưng qua đời thế là trầm mất đi một chiếc gương”.
Ôn cố tri tân. Việt Nam ta hơn 700 tờ báo, tạp chí các loại, cả trăm đài truyền hình từ trung ương tới địa phương, Bộ ngành, hơn 17.000 phóng viên báo chí… nhưng được đăng hay không là quyền của ông Trưởng ban Tuyên giáo, kể cả các báo đăng rồi nhưng Ông Tuyên giáo bắt gỡ cũng phải gỡ. Tiếng dân không thấu tới tai quân vương thì làm sao mà biết việc nước lao đao ?.
Than ôi ! Lẽ nào nước Việt đến hồi suy vong rồi ư ?
Thời thế xoay vần, thịnh suy là vận hội. Vua tôi không một lòng ái quốc vì Dân, không chiêu hiền đãi sĩ, trọng dụng người tài, vua không minh, tôi không thật thì sơn hà xã tắc suy vong chao đảo, chúng dân lầm than oán thán cũng phải thôi.
“Quốc gia hưng vong, sĩ phu hữu trách”. Kẻ sĩ vì dân vì nước dù có bị hành hạ hay đầy đọa như thế nào đi chăng nữa thì cũng chưa bao giờ nhụt chí. Dạ yếu mềm làm sao mà mưu việc lớn được. Phạm Thư chịu khổ ải phò Tần Chiêu Vương đặt nền móng cho đế nghiệp họ Doanh. Thái Trạch dẫu bị đầy đọa đến tả tơi vẫn quyết phò Tần diệt Tây Chu. Lã Bất Vi chịu mất tất cả để đưa Doanh Chính lên ngôi Tần Vương. Lý Tư phò Doanh Chính diệt Hàn, Triệu, Yên, Sở, Ngụy Tề… giúp Doanh Chính xưng đế. Tần Thủy Hoàng tàn bạo, đam mê phường thuật dị đoan, lo xây cung điện đền đài, xây đắp vạn lý trường thành khiến trăm họ lầm than, lòng dân oán thán, cơ cực. Kết cục Tần đế chết thảm, nông dân nổi dậy, dẫn tới Hán – Sở tranh hùng.
Oai phong lẫm liệt ai bằng Hạng Võ ? Vậy mà có một trung thần Phạm Tăng giỏi đến như thế lại chẳng biết tin dùng, để ôm hận chết thảm bên bờ Ô Giang cùng nàng Ngu Cơ.
Lưu Bang một huyện sĩ nhát chết nhưng biết dùng Hán Tín, Tiêu Hà, Trương Lương, Trần Bình… để tiêu diệt Hạng Võ để lập nên nhà Tây Hán.
Khổng Minh đa mưu túc trí hiến kế cho Lưu Bị liên kết với Tôn Quyền lập nên thế chân vạc Ngụy – Thục – Ngô thời Tam quốc.
Kẻ sĩ xuất thế muôn người muôn cảnh. Lã Thượng ngồi câu cá bên bờ Vị Thủy để nghiền ngẫm mưu lớn, đợi chờ cơ hội. Phạm Thư chịu khổ nhục xuýt bỏ mạng để mưa cầu việc lớn. Hàn Tín chịu nhục chui qua háng tên đồ tể để giữ thân mình cho việc lớn. Khổng Minh một ẩn sĩ quyết xa lánh vòng danh lợi nhưng cảm kích tấm lòng chân thành “tam cố thảo lư” của Lưu Bị mà ra phò Thục đế.
Hiền sĩ thì tiết tháo, không màng danh lợi một đời bày mưu hiến kế chỉ nhằm hộ quốc an dân, giữ nền thái bình như Lã Thượng, Phạm Lãi, Án Anh, Tôn Thúc Ngao, Khổng Minh… ra đi nhẹ tênh, tiếng thơm để lại đến muôn đời.
Kẻ sĩ mà háo danh khi xuất thế thì khi ra đi là chết thảm, như Ứng hầu Thương Ửơng bị tứ mã phanh thây. Tể tướng Lý Tư bị chết chém ngang lưng. Văn tín hầu Lã Bất Vi bị bức tử bằng thuốc độc…
Vật đổi sao dời không thiếu những kẻ sĩ một lòng tôi trung vì dân vì nước mà chịu chết oan uổng như Ngũ Tử Tư tự tận, Văn Chủng chết nơi khởi nghiệp, Hàn Tín bỏ xác bên đầm Vân Mộng nơi mình tụ binh khởi mộng.
Nhìn xa rồi lại nhìn gần, ngẫm nước Việt mình thời nay mà thấy buồn. Nước Việt có thiếu nhân tài đâu cơ chứ. Vậy thì tại sao vẫn cứ rối ren, lầm than ?. Chẳng biết có phải Vua ngu và điếc hay không ? Hay do hiền sĩ thì ít mà lưu manh thì nhiều nên mới ra nông nỗi này ?
Lại nhớ thời nhà Đường, Tần Vương Lý Thế Dân làm chính biến giết Hoàng thái tử và em là Tề Vương Lý Nguyên Cát, bức Đường Thái tổ Lý Uyên nhường ngôi cho mình. Trước cảnh nồi da xáo thịt ấy, Ngụy Trưng, một hiền sĩ khẳng khái và tuyệt đối vì dân đã hiến kế giúp Thái Tử Lý Kiến Thành diệt Tần Vương Lý Thế Dân để trở thành vị vua minh quân nhất nhà Đường là Đường Thái Tông. Ngụy Trưng là một trung thần khẳng khái, luôn nói thẳng lòng mình. Khi Đường Thái Tông kề gươm vào cổ Ngụy Trưng rồi hỏi: “Tại sao nhà ngươi lại ly gián quan hệ giữa anh em ta ?” Ngụy Trưng đứng thẳng dậy nói luôn: “Nếu Hoàng Thái tử nghe tôi đã chẳng chết thảm như thế này” và ông hiến kế: “Nếu bệ hạ không tỏ rõ cho thiên hạ thấy sự khoan dung công bằng và công minh triệt để thì e rằng nước rồi sẽ có loạn nữa”. Đường Thái Tông nghe theo lời ông và đưa quốc gia trở nên hưng thịnh, thái bình. Đường Thái Tông hỏi: “Quân chủ làm thế nào để trở thành sáng suốt, còn làm thế nào thì u mê, hồ đồ ?”. Ngụy Trưng đáp: “Biết lắng nghe mọi loại ý kiến thì mới trở thành sáng suốt, còn nghe theo một chiều, tin một chiều sẽ trở thành mê muội, hồ đồ”. Cuối cùng Đường Thái Tông phải công nhận: “Ngoài khanh ra, không có ai nói được lời như thế. Con người ta bao giờ cũng có nỗi khổ thiếu sáng suốt để tự nhận biết mình”. Khi Ngụy Trưng mất, Đường Thái Tông than khóc: “Nếu dùng đồng để làm gương thì có thể chỉnh được mũ áo cho ngay ngắn, nếu dùng cổ sử để làm gương thì có thể thấy được sự hưng vong của chính trị, còn nếu dùng người làm gương thì có thể thấy được ưu khuyết điểm của bản thân mình. Nay Ngụy Trưng qua đời thế là trầm mất đi một chiếc gương”.
Ôn cố tri tân. Việt Nam ta hơn 700 tờ báo, tạp chí các loại, cả trăm đài truyền hình từ trung ương tới địa phương, Bộ ngành, hơn 17.000 phóng viên báo chí… nhưng được đăng hay không là quyền của ông Trưởng ban Tuyên giáo, kể cả các báo đăng rồi nhưng Ông Tuyên giáo bắt gỡ cũng phải gỡ. Tiếng dân không thấu tới tai quân vương thì làm sao mà biết việc nước lao đao ?.
Than ôi ! Lẽ nào nước Việt đến hồi suy vong rồi ư ?
✍️