Điều gì khiến bạn quan tâm nhất khi yêu ?. Yêu và được yêu. Thế đã đủ chưa ?. Yêu đến điên cuồng càng tốt đúng không ?. Thế nhưng điều gì làm nền tảng cho sự bền vững của tình yêu ?. Có một điều rất đơn giản và rất cần thiết cho sự bền vững của mọi mối quan hệ: đó chính là sự tôn trọng. Yêu và được yêu mới chỉ là lấy và đấy chỉ là một nửa. Tôn trọng mới là được và đấy mới là tất cả.
Khởi nguồn là đàn bà. Khởi thủy là hành động. Từ cổ chí kim đến nay thì đàn bà là người quyết định đến 80% vui hay buồn, ấm êm hay ngột ngạt trong mối quan hệ hôn nhân. Để người đàn ông yêu mình thì là điều quá dễ với người đàn bà. Nhưng để người đàn ông tôn trọng mình thì không phải người đàn bà nào cũng biết cách làm. Càng thân thiết càng phải tôn trọng nhau. Nhiều người đàn bà cứ nghĩ thân thiết rồi thì bỗ bã, xuồng xã, coi thường đối tác của mình. Đó là một sai lầm. Khi yêu bạn đã không tôn trọng người ta thì có thể vẫn lấy được người ta. Nhưng sau này trong quá trình chung sống sẽ có những hành vi được gọi là trả đũa. Dù vô tình hay hữu ý. Dù là nhỏ nhưng sự trả đũa ấy sẽ tích cóp lại và kết cục sẽ là thảm họa. Con người chứ không phải ông thánh. Vì yêu bạn họ đã nhẫn nhục chịu đựng những hành vi coi thường của bạn. Thì chắc chắn sau này bạn cũng sẽ nhận lại những gì mà bạn đã đối xử thiếu tôn trọng với người ta. Đấy cũng là nhân quả. Đế tôn trọng không có thì lấy gì để che chắn không cho sự coi thường xuất hiện trong mọi mối quan hệ đây.
Dù quyền quý cao sang, dù dân đinh thấp hèn, ai cũng cần sự tôn trọng. Càng vương tôn công tử, càng mệnh phụ phu nhân, công chúa tân nương, càng cần đến sự tôn trọng. Lịch sử hàng nghìn năm đã chứng minh điều ấy. Tại sao có những phi tần, hoàng hậu được cả hai đời vua đều sủng ái ?. Người đàn ông nào thì cũng muốn mình được tôn trọng. Đó là bản tính của con đực.
Tại sao Thái hậu Dương Ngọc Vân (Dân gian hay gọi là Dương Vân Nga) được hai đời vua sủng ái và quần thần nể phục. Bởi vì hành động của bà khiến cho mọi người trọng bà. Bà xuất xứ dòng dõi Ngô vương, con Dương nhị Kha, được chú là Chương Dương công Dương Tam Kha nuôi. Dương Tam Kha không có con trai nên nhận cháu gọi bằng cậu ruột sau này nối ngôi vua) là Ngô Xương Văn làm con. Và chính bà đã giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp Ngô Nhật Khánh, thu hàng Ngô Xương Xí (con nối ngôi Ngô Xương Văn). Khiến Đinh Bộ Lĩnh hết sức nể trọng bà. Khi lên ngôi lấy hiệu là Đinh Tiên Hoàng, vua Đinh đã phong cho bà là Đại Thắng Minh hoàng hậu. Khi Vua Đinh bị thích khách sát hại, vua Đinh Toàn còn nhỏ. Bà là Thái hậu. Nhưng Lê Hoàn Thập đạo tướng quân đã lấy bà và lập bà làm Hoàng hậu. Nếu nói vì sắc thì không phải. Vì mẹ góa con côi sánh làm sao được với đám cung tần mĩ nữ trong cung. Và với quyền bính của một Thập đạo tướng quân thì Lê Hoàn thiếu gì sắc hơn bà. Lê Hoàn lấy bà vì trọng. Trọng một người đàn bà hết lòng vì vua Đinh. Trọng bà bởi vì bà biết trọng tất cả mọi người dưới trướng. Bà biết khiêm nhường chiều lòng, hiểu và tôn trọng những điều mà một bậc quân vương muốn.
Nguyên phi Ỷ Lan nữa. Người đàn bà hai lần nhiếp chính. Mẫu quốc uy nghi nhưng xuất tiền kho để chuộc những cô gái bị bán cho những nhà giầu về để gả cho những dân đinh không lấy được vợ. Khi vua Lý Thánh Tông mang quân đi đánh giặc Chiêm. Đánh mãi không thắng. Khi trở về thấy đất nước ổn định dưới quyền Nhiếp chính của bà. Dân gọi bà là Quan Âm. Vua nể trọng bà quá và quay trở lại quyết đánh và bắt sống vua Chế. Khi bà làm Hoàng Thái Hậu, dù đầy quyền uy trong tay nhưng bà đã gạt bỏ hiềm thù cũ , trọng tài mà vời Lý Đạo Thành vào triều để phục chức, rồi cùng phụ chính Lý Thường Kiệt phá Tống, bình Chiêm, giữ yên bờ cõi.
Trong kho tàng văn học dân gian cũng đầy những câu chuyện về vợ chồng trọng nhau, trở thành những biểu tượng dân gian như Lưu Bình - Dương Lễ, Phạm Công - Cúc Hoa, Thoại Khanh – Châu Tuấn…
Hình ảnh những người đàn bà yêu chồng đến mức lóc thịt mình để nuôi mẹ chồng thì đến ngàn đời người đàn ông cũng không trả hết nợ trọng vợ (Vở cải lương Thoại Khanh – Châu Tuấn).
Muốn được người đàn bà yêu và tôn trọng thì người đàn ông phải giỏi hơn người đàn bà, phải chung thủy trước sau như một với người đàn bà. “Giếng khơi” mà không sâu sắc hơn “cơi đựng trầu” thì làm sao mà người đàn bà tôn trọng anh được. Yêu vì đam mê, trọng vì tình nghĩa.
Nguyễn xin gửi tới các bạn một đoạn trích trong cuốn “Bộ Bộ Kinh Tâm” của tác giả Đồng Hoa. Cuốn sách nói về những mối quan hệ từ ruột thịt, ngôi thứ, cung bậc, yêu đương… chằng chịt trong triều Vua Khang Hy (Ung Chính) nhà Thanh:
Điện rộng ngôi cao bóng lẻ loi
Năm Ung Chính thứ chín.
Khôn Ninh cung đặc quánh mùi thuốc, hoàng hậu Ô Lạt Na Lạp sắc mặt vàng vọt, vì quá gầy nên hai má hõm sâu, lưỡng quyền nhọn hoắt, một năm trở lại đây tóc rụng khá nhiều, gần như không còn giữ nổi dù một cây trâm, nhưng bà vẫn bảo cung nữ chải tóc thật mượt, rồi cài cho bà chiếc trâm Khanh Vân Ủng Phúc.
Cung nữ nhỏ nhẹ nói:
- Cách cách, hoàng hậu nương nương còn ngủ.
Ô Lạt Na Lạp mở bừng mắt:
- Thừa Hoan, vào đây!
Thừa Hoan hấp tấp đi vào, quỳ bên giường bà:
- Hôm nay trông nương nương phấn chấn hơn nhiều.
Ô Lạt Na Lạp mỉm cười, trong lòng tỉnh táo lạ thường, bà biết mình đã đi đến đoạn cuối rồi, không đau lòng, không tiếc hận, chỉ bịn rịn mà thôi. Bà nắm tay Thừa Hoan, ra ý bảo cô ngồi lên chiếc ghế cạnh giường cho tiện nói chuyện:
- Bản cung còn nhớ khi Hoàng thượng ẵm con về, con mới nặng hơn hai cân, khuôn mặt chỉ nhỏ bằng trái lê. Hoàng thượng giao cho ta chăm sóc. Lúc ấy a ma con bị giam trong trại nuôi ong, lòng ta thật sự không muốn lắm, chỉ sợ vì con mà cả phủ sẽ rước họa, mãi cho đến khi Thánh Tổ gia ban tên cho con, ta mới yên lòng. Thánh Tổ gia đã muốn con thừa hoan tất hạ, cố nhiên sớm muộn gì cũng có một ngày thả a ma con ra, nhưng không thể ngờ, bao nhiêu năm nay, người con thừa hoan tất hạ lại là ta.
Thừa Hoan áp mặt vào tay hoàng hậu:
- Đó là vì nương nương thương con.
Ô Lạt Na Lạp yêu thích nhất chính là cách ăn ở có trước có sau của Thừa Hoan, hễ ai đối tốt với con bé, nó đều nhất nhất ghi lòng tạc dạ. Từ năm Khang Hy thứ bốn mươi ba, Đại a ca yểu mệnh, Hoàng thượng tựa hồ cũng hiểu nỗi khổ trong lòng bà nên chưa từng tỏ ra ghẻ lạnh, chỉ hiềm bà không sinh đẻ được nữa, hi vọng cũng nhạt dần. Hoàng thượng ẵm Thừa Hoan về cho bà nuôi, lại đặc biệt cưng chiều nó, cố nhiên bà phải săn sóc Thừa Hoan một cách ân cần. Không phải vì bà thật lòng yêu mến con bé, chỉ vì đây là điều Hoàng thượng muốn bà làm. Nhưng bản thân Thừa Hoan lại có biệt tài khiến người ta thương quý, dần dần bà đã yêu thương thật sự, phần nào coi nó như con gái của mình, khoả lấp được nỗi bi thương và cô quạnh vì không con dưới gối. Thừa Hoan thông minh vô cùng, hoặc là cảm nhận được tấm lòng bà, hoặc là cũng giống bà, đều muốn Hoàng thượng vui, nên thường đến Khôn Ninh cung bầu bạn với bà, chơi đàn uống trà, kể về những kiểu quần áo đang thịnh hành, làm chút phấn nước trang điểm, thật sự khiến bà hưởng thụ được niềm vui có mụn con gái dưới gối.
Năm nay, từ khi bà ốm nằm liệt giường, ngày nào Thừa Hoan cũng đến thăm, nghĩ đủ mọi cách để bà vui, nó lại tinh tế, hễ cung nhân phạm sơ suất dù nhỏ nhoi thì đều bị nó vạch ra, đến nỗi bà bệnh gần một năm mà Khôn Ninh cung vẫn ngăn nắp đâu ra đấy. Con gái đối với ngạch nương thân sinh chẳng qua cũng chỉ đến thế mà thôi.
Hoàng hậu nói:
- Bản cung vốn muốn nhìn thấy con xuất giá, muốn tự tay sắp hồi môn cho con, tiễn con ra tận cửa, đáng tiếc bản cung không có diễm phúc được làm mẹ trọn vẹn một lần – Bà thở dài – Hoàng thượng hứa hôn con cho vương tử Mông Cổ. Con được gả sang đó, sẽ có vị trí giống như bản cung trước đây, và tương lai của con cũng giống như bản cung bây giờ. Bản cung muốn chia sẻ với con những lời mà ngạch nương đã cẩn thận răn bảo bản cung bốn mươi năm về trước, trước khi bản cung được gả cho Hoàng thượng. Con nên nhớ cho kỹ.
Thừa Hoan chăm chú nghe:
- Xin nương nương cứ dạy.
Hoàng hậu hỏi:
- Con có mong vị vương tử Mông Cổ kia yêu chiều con không?
Thừa Hoan thẹn thùng, nhưng thẳng thắn gật đầu. Ánh mắt hoàng hậu sắc sảo hẳn lên, cho thấy một khía cạnh khác vẫn bị bà giấu kín dưới vẻ đoan trang hiền hậu hằng ngày:
- Mong ước của con chưa đúng chỗ rồi. Điều đó chỉ dành cho những cô gái không thân phận, không địa vị, chứ không nên là mong ước của một cách cách cao quý. Từ xưa tới nay, có bao nhiêu phi tần sủng át hậu cung mà không thể xuôi tay êm ả? Và có mấy người đàn bà được hoàng đế yêu thương mà kết thúc tốt đẹp đây?
Thừa Hoan ấp úng khó trả lời, hoàng hậu nói:
- Con sang Mông Cổ, nếu vương tử yêu con thì tốt rồi. Nhưng không yêu thì cũng chẳng sao, vì giành được lòng trân trọng của cậu ta mới là điều cốt lõi. Khiến một người đàn ông tráng chí hùng tâm tôn trọng mình từ tận đáy lòng còn khó hơn khiến hắn yêu mình nhiều. Ái tình giữa nam và nữ là cội nguồn của sân si hận nộ, dễ làm đàn bà gây ra những việc thiếu sáng suốt, cuối cùng hương nhạt tình phai, muốn quay lại cũng không còn đường nữa. Con của ta ơi, con nên nhớ, các con không phải vợ chồng bình thường, dưới chân các con là chông gai giăng kín. Tôn trọng lẫn nhau mới là nền tảng để chung sống lâu dài. Con là chính phi của vương tử, sau lưng con là cả nước Đại Thanh, điều con nên trông đợi là giành được sự tôn trọng của cậu ấy.
Thừa Hoan tuy nghĩ khác, nhưng cô thật lòng thật dạ cảm kích hoàng hậu, bèn cung kính nói:
- Nhi thần xin ghi nhớ trong lòng.
Hoàng hậu hài lòng vỗ vỗ tay cô, nói khẽ:
- Hoằng Lịch, Hoằng Trú lớn cả rồi, hay nghĩ nọ kia, nghe phải lời xằng bậy của lắm kẻ bên ngoài, đối với Hoàng thượng sợ nhiều hơn thân, cung kính nhiều hơn yêu thương. Ta đi rồi, con gắng thường xuyên ở bên hoàng bá bá, nhắc nhở người chăm sóc lấy thân.
- Hoàng hậu nương nương…
Hoàng hậu xoa đầu cô, ra ý bảo cô đừng quá buồn:
- Bản cung không con không cái, nhưng ngồi vững trên ngôi hoàng hậu, còn khiến hai hoàng quý phi có a ca phải khép nép tôn kính, không dám mảy may mạo phạm, có thể coi như là kỳ tích so với hoàng hậu các triều. Bản cung không phải là người đàn bà được Hoàng thượng sủng ái nhất, nhưng Hoàng thượng đã đáp ứng mọi mong muốn của bản cung. Bản cung không sợ chết, chỉ không nỡ lìa xa Hoàng thượng.
Thừa Hoan rưng rưng nước mắt:
- Cho dù xảy ra chuyện gì, nương nương đã luôn ở bên hoàng bá bá, miễn là việc hoàng bá bá muốn người làm, người đều gắng sức làm thật tốt. Nương nương vừa nói không muốn nuôi dưỡng đứa trẻ quấn tã này, nhưng chính vì sự gửi gắm của hoàng bá bá, nương nương đã luôn bảo vệ con. Nương nương, người đừng nói những lời thoái chí. Khi a ma con ra đi, hoàng bá bá đã ốm nặng. Nương nương nhất định phải… nhất định phải khỏe lên, hoàng bá bá cũng không nỡ lìa xa nương nương đâu.
Hoàng hậu bắt đầu lơ mơ, lệ tuôn ròng ròng:
- Bản cung cũng muốn lưu lại bầu bạn với người, trong lòng Hoàng thượng khổ lắm, cho dù không có chuyện gì để nói, cũng cần một người ở bên…
Sợ làm hoàng hậu kích động, Thừa Hoan không dám khóc nữa, lau nước mắt gắng trấn tĩnh, khuyên nhủ:
- Lát nữa hoàng bá bá sẽ đến thăm nương nương, con giúp nương nương rửa mặt nhé!
Suốt đời hoàng hậu luôn tuân thủ lễ nghi, giữ nề giữ nếp, coi trọng sự chỉn chu, liền nói: “Được.”
Chiều tối, Ung Chính ghé thăm, khen khí sắc hoàng hậu tươi tắn hơn ngày thường. Hoàng hậu phấn khởi lắm, bèn nói:
- Chỗ thần thiếp đây nồng nặc mùi thuốc. Hoàng thượng không cần ngày nào cũng đến.
Ung Chính đùa:
- Khi trẫm uống thuốc chẳng ngại gặp hoàng hậu. Sao hoàng hậu lại ngại gặp trẫm chứ?
Hoàng hậu vội nói:
- Thần thiếp không có ý đó.
Ung Chính cười nói:
- Không có ý đó. Vậy trẫm hiểu rồi, sau này vẫn tới như cũ.
Hoàng hậu rớm lệ, do dự hồi lâu, cuối cùng đánh bạo hỏi:
- Hoàng thượng nhìn nhận thế nào về thần thiếp? Nếu… nếu quay lại một lần nữa, Hoàng thượng có muốn cưới thần thiếp không? Có vẫn sách phong thần thiếp làm hoàng hậu như thế này không?
Lúc trẻ bà được Khang Hy chỉ hôn làm đích phúc tấn cho Tứ a ca. Đến năm Ung Chính thứ nhất thì được sách phong hoàng hậu, se tơ kết tóc đã hơn bốn mươi năm. Đại a ca, đứa con trai duy nhất chết bệnh vào năm Khang Hy thứ bốn mươi ba, từ đó đến nay không sinh đẻ gì được, chẳng ai tin một người đàn bà không con không cái lại ngồi vững vàng trên ngôi hoàng hậu, nhưng bà đã ngồi rất vững. Mãi đến hôm nay, cho dù bà đau ốm, thì Nữu Hỗ Lộc thị ngạch nương của Hoằng Lịch và Cảnh Giai thị ngạch nương của Hoằng Trú vẫn đều không dám trễ nải với bà. Bà hiểu rằng cố nhiên là vì bà cẩn thận đứng đắn, chưa bao giờ phạm lỗi, nhưng cũng vì Ung Chính bảo vệ bà nữa. Tuy thế, sâu trong đáy lòng bà luôn cảm thấy bất an, luôn muốn hỏi cho rõ ràng.
Ung Chính chăm chú nhìn hoàng hậu, lâu lắm không nói năng gì, hoàng hậu đâm ra thấp thỏm, giãy giụa muốn ngồi dậy khấu đầu thỉnh tội. Ung Chính bèn giữ bà lại, nắm tay bà nói:
- Hoàng hậu từ thuở cập kê đã phụng mệnh Hoàng khảo làm nội nhân của trẫm. Từ buổi kết tóc se tơ đến nay, trải bốn mươi năm, hiếu thảo cung kính, trước sau như nhất – Ngừng một lát, ông nói – Ngoài hoàng hậu, trong lòng trẫm không còn ai xứng đáng với ngôi vị này nữa.
Hoàng hậu khép mi, lệ châu ròng ròng, nắm chặt tay Ung Chính, người run lên từng chặp.
Thừa Hoan lau khoé mắt ướt nhoèn, lặng lẽ lui ra. Chắc hẳn hoàng hậu ít nhiều từng lo cô cô là mối đe doạ với vị trí của bà, nhưng không biết rằng hoàng bá bá tuy rất thù dai, nhưng cũng nặng ân tình, nương nương chưa bao giờ phụ lòng ông, tất nhiên ông sẽ tôn trọng bảo vệ bà, tuyệt đối không cho phép bản thân gây tổn thương đến bà. Hoàng bá bá tuy thương cô cô thật, nhưng nếu phải dùng ngôi vị hoàng hậu để giữ cô cô, gây tổn hại đến người vợ kết tóc luôn hết dạ ủng hộ ông, thì không bao giờ ông làm, mà cô cô yêu ông cũng chính vì tính cách đó, biết việc gì được, việc gì không.
Nửa đêm, Thừa Hoan đột nhiên choàng tỉnh, cảm thấy rợn lòng rối trí, ngồi cũng không yên. Đương bồn chồn thấp thỏm thì có thái giám khóc lóc vào báo: “Hoàng hậu qua đời.”
Tất cả cung nữ thái giám đều sụp xuống đất khóc rống lên. Thừa Hoan đứng ngây như khúc gỗ, nghe bên tai tiếng khóc thất thanh, lòng bức bối như sắp nổ bùng, mà không khóc nổi, thậm chí không thốt được nên lời, sực nhớ một câu thơ của hoàng bá bá: “Một mình bầu bạn cùng trăng gió, điện rộng ngôi cao bóng lẻ loi.[1]”
Rốt cuộc hoàng bá bá đã làm sai điều gì? Mà trời già cướp đi khỏi ông từng người từng người một? Để ngôi cao điện rộng không còn ai thân thích bạn bè?”
Dù quyền quý cao sang, dù dân đinh thấp hèn, ai cũng cần sự tôn trọng. Càng vương tôn công tử, càng mệnh phụ phu nhân, công chúa tân nương, càng cần đến sự tôn trọng. Lịch sử hàng nghìn năm đã chứng minh điều ấy. Tại sao có những phi tần, hoàng hậu được cả hai đời vua đều sủng ái ?. Người đàn ông nào thì cũng muốn mình được tôn trọng. Đó là bản tính của con đực.
Tại sao Thái hậu Dương Ngọc Vân (Dân gian hay gọi là Dương Vân Nga) được hai đời vua sủng ái và quần thần nể phục. Bởi vì hành động của bà khiến cho mọi người trọng bà. Bà xuất xứ dòng dõi Ngô vương, con Dương nhị Kha, được chú là Chương Dương công Dương Tam Kha nuôi. Dương Tam Kha không có con trai nên nhận cháu gọi bằng cậu ruột sau này nối ngôi vua) là Ngô Xương Văn làm con. Và chính bà đã giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp Ngô Nhật Khánh, thu hàng Ngô Xương Xí (con nối ngôi Ngô Xương Văn). Khiến Đinh Bộ Lĩnh hết sức nể trọng bà. Khi lên ngôi lấy hiệu là Đinh Tiên Hoàng, vua Đinh đã phong cho bà là Đại Thắng Minh hoàng hậu. Khi Vua Đinh bị thích khách sát hại, vua Đinh Toàn còn nhỏ. Bà là Thái hậu. Nhưng Lê Hoàn Thập đạo tướng quân đã lấy bà và lập bà làm Hoàng hậu. Nếu nói vì sắc thì không phải. Vì mẹ góa con côi sánh làm sao được với đám cung tần mĩ nữ trong cung. Và với quyền bính của một Thập đạo tướng quân thì Lê Hoàn thiếu gì sắc hơn bà. Lê Hoàn lấy bà vì trọng. Trọng một người đàn bà hết lòng vì vua Đinh. Trọng bà bởi vì bà biết trọng tất cả mọi người dưới trướng. Bà biết khiêm nhường chiều lòng, hiểu và tôn trọng những điều mà một bậc quân vương muốn.
Nguyên phi Ỷ Lan nữa. Người đàn bà hai lần nhiếp chính. Mẫu quốc uy nghi nhưng xuất tiền kho để chuộc những cô gái bị bán cho những nhà giầu về để gả cho những dân đinh không lấy được vợ. Khi vua Lý Thánh Tông mang quân đi đánh giặc Chiêm. Đánh mãi không thắng. Khi trở về thấy đất nước ổn định dưới quyền Nhiếp chính của bà. Dân gọi bà là Quan Âm. Vua nể trọng bà quá và quay trở lại quyết đánh và bắt sống vua Chế. Khi bà làm Hoàng Thái Hậu, dù đầy quyền uy trong tay nhưng bà đã gạt bỏ hiềm thù cũ , trọng tài mà vời Lý Đạo Thành vào triều để phục chức, rồi cùng phụ chính Lý Thường Kiệt phá Tống, bình Chiêm, giữ yên bờ cõi.
Trong kho tàng văn học dân gian cũng đầy những câu chuyện về vợ chồng trọng nhau, trở thành những biểu tượng dân gian như Lưu Bình - Dương Lễ, Phạm Công - Cúc Hoa, Thoại Khanh – Châu Tuấn…
Hình ảnh những người đàn bà yêu chồng đến mức lóc thịt mình để nuôi mẹ chồng thì đến ngàn đời người đàn ông cũng không trả hết nợ trọng vợ (Vở cải lương Thoại Khanh – Châu Tuấn).
Muốn được người đàn bà yêu và tôn trọng thì người đàn ông phải giỏi hơn người đàn bà, phải chung thủy trước sau như một với người đàn bà. “Giếng khơi” mà không sâu sắc hơn “cơi đựng trầu” thì làm sao mà người đàn bà tôn trọng anh được. Yêu vì đam mê, trọng vì tình nghĩa.
Nguyễn xin gửi tới các bạn một đoạn trích trong cuốn “Bộ Bộ Kinh Tâm” của tác giả Đồng Hoa. Cuốn sách nói về những mối quan hệ từ ruột thịt, ngôi thứ, cung bậc, yêu đương… chằng chịt trong triều Vua Khang Hy (Ung Chính) nhà Thanh:
Điện rộng ngôi cao bóng lẻ loi
Năm Ung Chính thứ chín.
Khôn Ninh cung đặc quánh mùi thuốc, hoàng hậu Ô Lạt Na Lạp sắc mặt vàng vọt, vì quá gầy nên hai má hõm sâu, lưỡng quyền nhọn hoắt, một năm trở lại đây tóc rụng khá nhiều, gần như không còn giữ nổi dù một cây trâm, nhưng bà vẫn bảo cung nữ chải tóc thật mượt, rồi cài cho bà chiếc trâm Khanh Vân Ủng Phúc.
Cung nữ nhỏ nhẹ nói:
- Cách cách, hoàng hậu nương nương còn ngủ.
Ô Lạt Na Lạp mở bừng mắt:
- Thừa Hoan, vào đây!
Thừa Hoan hấp tấp đi vào, quỳ bên giường bà:
- Hôm nay trông nương nương phấn chấn hơn nhiều.
Ô Lạt Na Lạp mỉm cười, trong lòng tỉnh táo lạ thường, bà biết mình đã đi đến đoạn cuối rồi, không đau lòng, không tiếc hận, chỉ bịn rịn mà thôi. Bà nắm tay Thừa Hoan, ra ý bảo cô ngồi lên chiếc ghế cạnh giường cho tiện nói chuyện:
- Bản cung còn nhớ khi Hoàng thượng ẵm con về, con mới nặng hơn hai cân, khuôn mặt chỉ nhỏ bằng trái lê. Hoàng thượng giao cho ta chăm sóc. Lúc ấy a ma con bị giam trong trại nuôi ong, lòng ta thật sự không muốn lắm, chỉ sợ vì con mà cả phủ sẽ rước họa, mãi cho đến khi Thánh Tổ gia ban tên cho con, ta mới yên lòng. Thánh Tổ gia đã muốn con thừa hoan tất hạ, cố nhiên sớm muộn gì cũng có một ngày thả a ma con ra, nhưng không thể ngờ, bao nhiêu năm nay, người con thừa hoan tất hạ lại là ta.
Thừa Hoan áp mặt vào tay hoàng hậu:
- Đó là vì nương nương thương con.
Ô Lạt Na Lạp yêu thích nhất chính là cách ăn ở có trước có sau của Thừa Hoan, hễ ai đối tốt với con bé, nó đều nhất nhất ghi lòng tạc dạ. Từ năm Khang Hy thứ bốn mươi ba, Đại a ca yểu mệnh, Hoàng thượng tựa hồ cũng hiểu nỗi khổ trong lòng bà nên chưa từng tỏ ra ghẻ lạnh, chỉ hiềm bà không sinh đẻ được nữa, hi vọng cũng nhạt dần. Hoàng thượng ẵm Thừa Hoan về cho bà nuôi, lại đặc biệt cưng chiều nó, cố nhiên bà phải săn sóc Thừa Hoan một cách ân cần. Không phải vì bà thật lòng yêu mến con bé, chỉ vì đây là điều Hoàng thượng muốn bà làm. Nhưng bản thân Thừa Hoan lại có biệt tài khiến người ta thương quý, dần dần bà đã yêu thương thật sự, phần nào coi nó như con gái của mình, khoả lấp được nỗi bi thương và cô quạnh vì không con dưới gối. Thừa Hoan thông minh vô cùng, hoặc là cảm nhận được tấm lòng bà, hoặc là cũng giống bà, đều muốn Hoàng thượng vui, nên thường đến Khôn Ninh cung bầu bạn với bà, chơi đàn uống trà, kể về những kiểu quần áo đang thịnh hành, làm chút phấn nước trang điểm, thật sự khiến bà hưởng thụ được niềm vui có mụn con gái dưới gối.
Năm nay, từ khi bà ốm nằm liệt giường, ngày nào Thừa Hoan cũng đến thăm, nghĩ đủ mọi cách để bà vui, nó lại tinh tế, hễ cung nhân phạm sơ suất dù nhỏ nhoi thì đều bị nó vạch ra, đến nỗi bà bệnh gần một năm mà Khôn Ninh cung vẫn ngăn nắp đâu ra đấy. Con gái đối với ngạch nương thân sinh chẳng qua cũng chỉ đến thế mà thôi.
Hoàng hậu nói:
- Bản cung vốn muốn nhìn thấy con xuất giá, muốn tự tay sắp hồi môn cho con, tiễn con ra tận cửa, đáng tiếc bản cung không có diễm phúc được làm mẹ trọn vẹn một lần – Bà thở dài – Hoàng thượng hứa hôn con cho vương tử Mông Cổ. Con được gả sang đó, sẽ có vị trí giống như bản cung trước đây, và tương lai của con cũng giống như bản cung bây giờ. Bản cung muốn chia sẻ với con những lời mà ngạch nương đã cẩn thận răn bảo bản cung bốn mươi năm về trước, trước khi bản cung được gả cho Hoàng thượng. Con nên nhớ cho kỹ.
Thừa Hoan chăm chú nghe:
- Xin nương nương cứ dạy.
Hoàng hậu hỏi:
- Con có mong vị vương tử Mông Cổ kia yêu chiều con không?
Thừa Hoan thẹn thùng, nhưng thẳng thắn gật đầu. Ánh mắt hoàng hậu sắc sảo hẳn lên, cho thấy một khía cạnh khác vẫn bị bà giấu kín dưới vẻ đoan trang hiền hậu hằng ngày:
- Mong ước của con chưa đúng chỗ rồi. Điều đó chỉ dành cho những cô gái không thân phận, không địa vị, chứ không nên là mong ước của một cách cách cao quý. Từ xưa tới nay, có bao nhiêu phi tần sủng át hậu cung mà không thể xuôi tay êm ả? Và có mấy người đàn bà được hoàng đế yêu thương mà kết thúc tốt đẹp đây?
Thừa Hoan ấp úng khó trả lời, hoàng hậu nói:
- Con sang Mông Cổ, nếu vương tử yêu con thì tốt rồi. Nhưng không yêu thì cũng chẳng sao, vì giành được lòng trân trọng của cậu ta mới là điều cốt lõi. Khiến một người đàn ông tráng chí hùng tâm tôn trọng mình từ tận đáy lòng còn khó hơn khiến hắn yêu mình nhiều. Ái tình giữa nam và nữ là cội nguồn của sân si hận nộ, dễ làm đàn bà gây ra những việc thiếu sáng suốt, cuối cùng hương nhạt tình phai, muốn quay lại cũng không còn đường nữa. Con của ta ơi, con nên nhớ, các con không phải vợ chồng bình thường, dưới chân các con là chông gai giăng kín. Tôn trọng lẫn nhau mới là nền tảng để chung sống lâu dài. Con là chính phi của vương tử, sau lưng con là cả nước Đại Thanh, điều con nên trông đợi là giành được sự tôn trọng của cậu ấy.
Thừa Hoan tuy nghĩ khác, nhưng cô thật lòng thật dạ cảm kích hoàng hậu, bèn cung kính nói:
- Nhi thần xin ghi nhớ trong lòng.
Hoàng hậu hài lòng vỗ vỗ tay cô, nói khẽ:
- Hoằng Lịch, Hoằng Trú lớn cả rồi, hay nghĩ nọ kia, nghe phải lời xằng bậy của lắm kẻ bên ngoài, đối với Hoàng thượng sợ nhiều hơn thân, cung kính nhiều hơn yêu thương. Ta đi rồi, con gắng thường xuyên ở bên hoàng bá bá, nhắc nhở người chăm sóc lấy thân.
- Hoàng hậu nương nương…
Hoàng hậu xoa đầu cô, ra ý bảo cô đừng quá buồn:
- Bản cung không con không cái, nhưng ngồi vững trên ngôi hoàng hậu, còn khiến hai hoàng quý phi có a ca phải khép nép tôn kính, không dám mảy may mạo phạm, có thể coi như là kỳ tích so với hoàng hậu các triều. Bản cung không phải là người đàn bà được Hoàng thượng sủng ái nhất, nhưng Hoàng thượng đã đáp ứng mọi mong muốn của bản cung. Bản cung không sợ chết, chỉ không nỡ lìa xa Hoàng thượng.
Thừa Hoan rưng rưng nước mắt:
- Cho dù xảy ra chuyện gì, nương nương đã luôn ở bên hoàng bá bá, miễn là việc hoàng bá bá muốn người làm, người đều gắng sức làm thật tốt. Nương nương vừa nói không muốn nuôi dưỡng đứa trẻ quấn tã này, nhưng chính vì sự gửi gắm của hoàng bá bá, nương nương đã luôn bảo vệ con. Nương nương, người đừng nói những lời thoái chí. Khi a ma con ra đi, hoàng bá bá đã ốm nặng. Nương nương nhất định phải… nhất định phải khỏe lên, hoàng bá bá cũng không nỡ lìa xa nương nương đâu.
Hoàng hậu bắt đầu lơ mơ, lệ tuôn ròng ròng:
- Bản cung cũng muốn lưu lại bầu bạn với người, trong lòng Hoàng thượng khổ lắm, cho dù không có chuyện gì để nói, cũng cần một người ở bên…
Sợ làm hoàng hậu kích động, Thừa Hoan không dám khóc nữa, lau nước mắt gắng trấn tĩnh, khuyên nhủ:
- Lát nữa hoàng bá bá sẽ đến thăm nương nương, con giúp nương nương rửa mặt nhé!
Suốt đời hoàng hậu luôn tuân thủ lễ nghi, giữ nề giữ nếp, coi trọng sự chỉn chu, liền nói: “Được.”
Chiều tối, Ung Chính ghé thăm, khen khí sắc hoàng hậu tươi tắn hơn ngày thường. Hoàng hậu phấn khởi lắm, bèn nói:
- Chỗ thần thiếp đây nồng nặc mùi thuốc. Hoàng thượng không cần ngày nào cũng đến.
Ung Chính đùa:
- Khi trẫm uống thuốc chẳng ngại gặp hoàng hậu. Sao hoàng hậu lại ngại gặp trẫm chứ?
Hoàng hậu vội nói:
- Thần thiếp không có ý đó.
Ung Chính cười nói:
- Không có ý đó. Vậy trẫm hiểu rồi, sau này vẫn tới như cũ.
Hoàng hậu rớm lệ, do dự hồi lâu, cuối cùng đánh bạo hỏi:
- Hoàng thượng nhìn nhận thế nào về thần thiếp? Nếu… nếu quay lại một lần nữa, Hoàng thượng có muốn cưới thần thiếp không? Có vẫn sách phong thần thiếp làm hoàng hậu như thế này không?
Lúc trẻ bà được Khang Hy chỉ hôn làm đích phúc tấn cho Tứ a ca. Đến năm Ung Chính thứ nhất thì được sách phong hoàng hậu, se tơ kết tóc đã hơn bốn mươi năm. Đại a ca, đứa con trai duy nhất chết bệnh vào năm Khang Hy thứ bốn mươi ba, từ đó đến nay không sinh đẻ gì được, chẳng ai tin một người đàn bà không con không cái lại ngồi vững vàng trên ngôi hoàng hậu, nhưng bà đã ngồi rất vững. Mãi đến hôm nay, cho dù bà đau ốm, thì Nữu Hỗ Lộc thị ngạch nương của Hoằng Lịch và Cảnh Giai thị ngạch nương của Hoằng Trú vẫn đều không dám trễ nải với bà. Bà hiểu rằng cố nhiên là vì bà cẩn thận đứng đắn, chưa bao giờ phạm lỗi, nhưng cũng vì Ung Chính bảo vệ bà nữa. Tuy thế, sâu trong đáy lòng bà luôn cảm thấy bất an, luôn muốn hỏi cho rõ ràng.
Ung Chính chăm chú nhìn hoàng hậu, lâu lắm không nói năng gì, hoàng hậu đâm ra thấp thỏm, giãy giụa muốn ngồi dậy khấu đầu thỉnh tội. Ung Chính bèn giữ bà lại, nắm tay bà nói:
- Hoàng hậu từ thuở cập kê đã phụng mệnh Hoàng khảo làm nội nhân của trẫm. Từ buổi kết tóc se tơ đến nay, trải bốn mươi năm, hiếu thảo cung kính, trước sau như nhất – Ngừng một lát, ông nói – Ngoài hoàng hậu, trong lòng trẫm không còn ai xứng đáng với ngôi vị này nữa.
Hoàng hậu khép mi, lệ châu ròng ròng, nắm chặt tay Ung Chính, người run lên từng chặp.
Thừa Hoan lau khoé mắt ướt nhoèn, lặng lẽ lui ra. Chắc hẳn hoàng hậu ít nhiều từng lo cô cô là mối đe doạ với vị trí của bà, nhưng không biết rằng hoàng bá bá tuy rất thù dai, nhưng cũng nặng ân tình, nương nương chưa bao giờ phụ lòng ông, tất nhiên ông sẽ tôn trọng bảo vệ bà, tuyệt đối không cho phép bản thân gây tổn thương đến bà. Hoàng bá bá tuy thương cô cô thật, nhưng nếu phải dùng ngôi vị hoàng hậu để giữ cô cô, gây tổn hại đến người vợ kết tóc luôn hết dạ ủng hộ ông, thì không bao giờ ông làm, mà cô cô yêu ông cũng chính vì tính cách đó, biết việc gì được, việc gì không.
Nửa đêm, Thừa Hoan đột nhiên choàng tỉnh, cảm thấy rợn lòng rối trí, ngồi cũng không yên. Đương bồn chồn thấp thỏm thì có thái giám khóc lóc vào báo: “Hoàng hậu qua đời.”
Tất cả cung nữ thái giám đều sụp xuống đất khóc rống lên. Thừa Hoan đứng ngây như khúc gỗ, nghe bên tai tiếng khóc thất thanh, lòng bức bối như sắp nổ bùng, mà không khóc nổi, thậm chí không thốt được nên lời, sực nhớ một câu thơ của hoàng bá bá: “Một mình bầu bạn cùng trăng gió, điện rộng ngôi cao bóng lẻ loi.[1]”
Rốt cuộc hoàng bá bá đã làm sai điều gì? Mà trời già cướp đi khỏi ông từng người từng người một? Để ngôi cao điện rộng không còn ai thân thích bạn bè?”
✍️
[1] Trích Hoa hạ ngẫu thành (ứng tác dưới hoa) của Ung Chính. Bản dịch của Đặng Phúc An ”
[1] Trích Hoa hạ ngẫu thành (ứng tác dưới hoa) của Ung Chính. Bản dịch của Đặng Phúc An ”
✍️
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Trân trọng những ý kiến đóng góp chân thành của Qúy vị. Xin cảm ơn !
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.