Tb mê đàn ca từ nhỏ lại được đào tạo bài bản về âm nhạc suốt 7 năm, từ năm lớp 4 (1969) đến hết lớp 10 (1976) tại Cung thiếu nhi Hà Nội. Năm nào cứ đến ngày sinh của "Người ca thơ" họ Trịnh (28thg2) & Ngày mất của Anh (1thg4) Tb đều lên bài viết về Anh... Cơ duyên Tb đến với nhạc Trịnh là nhờ:
....Đầu năm 1975 ông anh tôi từ Nam ra cho tôi một món quà vô giá: đó là một cái cassette cục gạch & 3 cái băng trong đó có một cái là "Sơn ca 7". Nhưng đặc bệt là một tập bài hát với tựa đề "Như cánh vạc bay". Trang đầu tiên của tập bài hát ấy có một bức họa về một thiếu nữ, ngồi trên ghế đá, mắt hướng xa xăm, phía những rừng cây, tóc bay theo gió, giữa những giọt mưa. Phía dưới là dòng chữ xiêu vẹo: "Hình như tôi thấy em đang ngồi khóc, khi rừng chiều đổ mưa.." & chữ ký Trịnh công Sơn. Tb chỉ có thể tả về bức họa đến thế thôi, dẫu biết rằng trong đó còn hiển hiện sâu thẳm của lãng mạn. Từ đó Khánh Ly với Trịnh Công Sơn là một phần lãng mạn trong tâm hồn Tb đến tận bây giờ. Tôi đồng ý với anh Huy Đức rằng Khánh Ly đã đặt một chuẩn mực trong việc hát nhạc Trịnh. Nhưng với tôi trong nhạc Trịnh còn có một cái nền, mà người tạo ra cái nền ấy không ai khác là ca sĩ Lan Ngọc. Vẫn biết Khánh Ly hát nhạc Trịnh là đỉnh. Nhưng đã nghe Khánh Ly hát nhạc Trịnh rồi mà không nghe Lan Ngọc hát nữa thì không khác gì đời chỉ có người vợ mà không có người tình. Đằm & thẫm nhất là khi nghe Lan Ngọc ca "Cát bụi" trong đám tang anh Sơn. Đặc biệt khi nghe Khánh Ly ca "Hai mươi năm xin trả nợ người" trong tiết mục "Những lá thư Trịnh công Sơn gởi Dao Ánh", mới thấy hình như số trời đã định nhạc Trịnh là dành cho Khánh Ly ca. Khi đã nghe Khánh Ly & Lan Ngọc hát nhạc Trịnh rồi thì mọi thứ chỉ còn là tạm bợ với hư vô. Mọi tiếng hát khác chỉ còn là giả cầy. Bởi vì không ai có thể lên tới đỉnh với tất cả những bài hát của Trịnh công Sơn như Khánh Ly & Lan Ngọc....
Tb. Đêm nguyệt tận 10 năm ngày mất Anh. 1.4.2001 - 1.4.2011.
*
Năm nay Tưởng niệm 23 năm "rời cõi tạm" của "Người ca thơ" họ Trịnh, Tb ôm đàn nghêu ngao khúc Ru tình nhớ Anh.
Nguyễn Tất Toàn Thứ hai 01thg4.2024.
✍️🎤✍️
Bao mùa mưa nắng đi qua, nhạc sỹ Trịnh Công Sơn đã lặng lẽ rời xa đường trần. Còn cái vòng quay của cõi tạm thì vẫn tiếp tục, chở những tình khúc mang tên anh trao tặng cho đời này, đời khác. Chúng miệt mài thay anh gieo hạt giống yêu thương cho nhân gian. Trịnh Công Sơn yêu tất cả mọi người, "yêu cuộc sống và cuộc sống cũng mở hết vòng tay" cho anh.
Tình yêu của "Người ca thơ" họ Trịnh cũng rộng dài lắm. Anh yêu quê hương, yêu hàng mưa bay, ngọn nắng, cơn gió, hay từng cành cây, lá cỏ… Anh muốn ôm trọn trái tim mọi người, và dành tình cảm riêng biệt đối với phái nữ. Như dịch giả Bửu Ý, bạn tâm giao của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn kể:
"Trịnh Công Sơn yêu rất nhiều, nhưng mà không phải là một con người của riêng một phụ nữ nào khác hết. Tại vì đây là một con người sống rất vội, cảm xúc nó tràn trề, không thể giới hạn vào một con người được. Vì vậy cho nên phụ nữ khi gần Trịnh Công Sơn đều cảm thấy rằng là mình cũng không thể là riêng của Trịnh Công Sơn được mà đến với Trịnh Công Sơn phải nhiều người khác nữa".
Thế nên mới có "Diễm của những ngày xưa", "Ru em ngồi yên đấy, tôi tìm cuộc tình cho" về một cô gái trẻ chưa hề gặp mặt, rồi thì "Nguyệt ca" hay "Như cánh vạc bay" vân vân… Nhạc sỹ Trịnh Công Sơn đã hát lên những phút giây "khổ đau và cả niềm hoan lạc" về những cuộc tình của mình bằng một trái tim thật thà nhất có thể:
"Tôi thực sự không thể viết lời cho những bài tình khúc khác hơn. Bởi một lẽ đơn giản là tôi chỉ có những mối tình lãng đãng, khói sương, hoàn toàn không có gì cụ thể. Ngày xưa, dường như cả thế hệ tôi là như vậy, yêu một mái tóc, một dáng hình, mỗi ngày chỉ cần nhìn thấy mặt nhau, thấy em qua khung cửa sổ là cả ngày thấy vui. Có khi đạp xe sau lưng em mà em không biết mình là ai, vẫn thấy vui như thường. “Diễm xưa” cũng là một loại tình yêu như vậy" (Trịnh Công Sơn ).
Những tình nhân trong lời hát của anh phần nhiều là những bóng hình mờ mờ nhân ảnh, mong manh xa vợi. Một đôi vai gầy, một mái tóc thề thoảng trầm hương, nụ cười e ấp hay "một bờ môi thơm". Họ đều đẹp như một bài thơ.
Tình khúc nhạc Trịnh phần lớn gói ghém vạn nỗi sầu nhưng không bi lụy, tuyệt vọng. Bởi Anh biết rằng cuộc đời rất ngắn và vốn dĩ hữu hạn. Tình yêu như cuộc đời, chỉ là một giấc mộng đến rồi đi. "Chấp nhận tình yêu là chấp nhận một thứ có có, không không, đùa đùa, thật thật. Nó vô hình tướng nhưng làm rã tan hồn phách" (Trịnh Công Sơn).
Hơn 600 ca khúc mang tên Trịnh là hơn 600 trang nhật ký mà Anh đã ghi lại khi đang rong chơi trên cõi đời và lang thang trong cõi tình. Nỗi đau có và niềm hân hoan cũng có, đã làm thành một "bào thai sinh nở" ra những ca khúc để đời của Anh.
Đối với Trịnh Công Sơn: "âm nhạc như thể là tình yêu, là trong bản thân nó hàm chứa một cõi nhân sinh, bề bộn những khổ đau và hoan lạc. Nếu không có bất hạnh và nụ cười, có lẽ âm nhạc cũng không thể có duyên ra đời". Bài hát "Ru Tình" phôi thai từ mối duyên đó.
Ca khúc này ra đời trước năm 1975, theo lời mời của một đài truyền hình Nhật Bản, nhạc sỹ Trịnh Công Sơn được đặt bài viết cho một cô ca sỹ Nhật lúc đó chỉ mới 16 tuổi, sắp sang Việt Nam hát. Dù cho hai người chưa gặp mặt nhau, nhưng nhịp tim của chàng nhạc sỹ trẻ thời ấy đã lăn tăn những lời sóng vỗ về cô nhân tình "bé dại".
Ca khúc Ru Tình quay vòng theo nhịp điệu khá chậm, câu nhạc ngắn, như lời mẹ ru: bình yên, lặng lẽ. Nhạc sĩ sử dụng giọng thứ nhưng pha trộn nhẹ nhàng hơi nhạc ngũ cung của đất nước hoa anh đào, nếu nghe kỹ ta có thể thấy ở câu: "a a a á a a a à, ru người ngồi mãi cùng tôi". Giai điệu ấy, âu yếm như níu giữ em, níu giữ cuộc đời, hãy ngồi lại thêm chút nữa và ngắm nhìn nhau lâu hơn.
Nhạc sỹ Trịnh Công Sơn và cõi nhạc của Anh tồn tại nhờ tình yêu. Thân thể ta một ngày nào đó có thể mất đi. Núi vàng, núi bạc đấy rồi cũng tiêu tan. Nghĩ cho cùng thì chỉ còn tình yêu là điều an ủi duy nhất và cuối cùng ở lại trên thế gian này. Vậy nên, Anh dành gần hết thời gian sống để yêu: yêu đời, yêu người. "Hãy yêu nhau đi" là bản tụng ca tình yêu ra đời trên tinh thần đó. Niềm hân hoan thấy rõ qua vũ điệu valse và giọng trưởng tươi sáng.
Mặc dù Trịnh Công Sơn vẫn trung thành với phong cách tối giản về mặt cấu trúc âm nhạc, nhưng "với những lời, ý đẹp và độc đáo đến bất ngờ, hôn phối cùng một kết cấu đặc biệt như một hình thức của dân ca hầu như không thay đổi" và "Hãy yêu nhau đi" từ bao giờ đã trở thành nguồn năng lượng tích cực cho bao kiếp người.
Và cứ như vậy, "Người ca thơ" ấy đã thế chấp chuyến đi về của mình bằng những bản Trịnh ca thật thà và rung động nhất. Như lời Anh đã nói: "Tôi yêu đời và yêu tất cả mọi người. Tôi không có ý đối kháng tấm lòng và ngọn gió, gió không phải hư vô, mà gió là sự quên đi. Nghĩa là đã làm điều tốt thì phải biết quên việc mình làm. Ðó là điều kiện tự nhiên như là ngọn gió, như là khí trời vậy… Tôi muốn sống cùng cuộc đời, cùng mọi người bằng tất cả tấm lòng tôi có…" (Trịnh Công Sơn). Rồi Anh đi, để lại cõi nhạc, cõi tình và một cõi Trịnh xưa...💖
✍️🎤✍️
"Ranh ca" vỡ giọng Tb với khúc Ru tình. Nhà nghèo chỉ có vậy thôi🥰
Trong clips có một số cảnh quay trong chuyến xuyên Âu gần 2 tháng cùng Mẫu nhà và "Con út ít chân voi". "Con dựa mít dính đít Papa" (Chị nó bảo thế)🥰
✍️🎤✍️
Em cũng mê nhạc Trịnh, nhưng chỉ mê nghe Khánh Ly và Quang Dũng hát nhạc Trịnh thôi! Giờ đọc bài của anh, chắc phải tìm nghe Lan Ngọc nữa! Còn Hồng Nhung thì sao anh?
Trả lờiXóaCách đây hơn chục năm anh đã viết về Khánh Ly và Hồng Nhung với nhạc Trịnh Công Sơn. Link đây:
Xóahttps://honcayeuthuong.blogspot.com/2013/05/khanh-ly-va-hong-nhung-qua-nhac-trinh.html?m=1
Cảm ơn em đã ghé thăm 🌹 Không tìm được khúc Cát bụi chị Lan Ngọc hát trong đám tang anh Sơn đâu. Chị Lan Ngọc rất thân với chị Khánh Ly từ ngày mới đi hát. Chất giọng khàn và lạ của chị Lan Ngọc pha giữa giọng chị Lệ Thu và chị Khánh Ly nghe cực hút. Ngày xưa trong một lần ra Hà Nội chị có gặp nhạc sĩ Đoàn Chuẩn và Văn Cao. Thầy Đoàn Chuẩn bảo: "Ca sĩ hát hay chưa đủ mà còn cần chất lạ và đẹp, con rất đẹp" Thầy Văn Cao bảo "Người đàn bà hát nhạc xưa đây rồi"..…🥰 Quả thật những "Chiều tàn thu, Biệt ly" "Thu vàng"... chị hát hay chết đi được.
Hôm nào rảnh anh lục kho lưu trữ của mình để lên bài về chị Lan Ngọc nhé.
Chúc em luôn an vui và hạnh phú🌹
23 năm qua rồi từ khi Trịnh Công Sơn rời cõi tạm, nhanh quá! không biết đến bao giờ mới có lại một nhân tài thi ca như vậy anh nhỉ! Cả Khánh Ly nữa! Giọng hát của cô ấy bây giờ vẫn rất tuyệt anh nhỉ!
Trả lờiXóaDăm năm nay Chị Khánh Ly quy ẩn vui với Thiền và làm Từ thiện. Năm 2021 Chị cùng nhóm "Ngũ long Công chúa trước 1975 có sang Tiệp nhưng Chị chỉ lên sân khấu chuyện trò và tri ân fan hâm mộ thôi, chứ không hát. Tại phòng trà gia đình Chị có ca cùng Mẫu nhà anh mấy khúc Trịnh ca. V4 có ghi hình nhưng không phát, không công bố (Lý do tế nhị).
XóaVề MTV thì không ai biết và hiểu rõ hơn anh đâu. Từ ngày anh ra đi Nàng ấy cũng bỏ luôn hoa Lily, sân thượng cũng biến thành phòng thờ và vườn Lan với Hồng cả rồi. Fb của Nàng ấy chỉ kết bạn với nhóm lớp Phổ thông, một số bạn cùng lớp Thiết kế Thời trang ở ĐH Mở BK xưa... cộng với khối vp Tổng Cty... Chủ nhật vừa rồi Nàng ấy cùng gái út đi thỉnh hoa gạo ở bến sông quê ngoại thành....anh có ảnh mới của Nàng ấy mà...🥰
Cảm ơn Em nhiều lắm 💖 Nhớ giữ gìn sức khỏe và luôn an vui hạnh phúc Em nhé 💖
Vậy có lẽ em nhầm với một fb trùng tên! Cô MTV này cũng người HN, cũng yêu đến đam mê hoa loa kèn, sân thượng nhà cô ấy rực rỡ hoa loa kèn đủ các mầu! Sáng nào cũng thấy một clip hoa loa kèn đang nở anh ạ!
XóaAnh biết bạn này. Bạn này trẻ, non và xanh, không quý phái, đài các như MTV và thua cả về dáng vóc, làn da, mái tóc... Fb của MTV mang tên chính chủ, mình anh biết. Fb của MTV không đăng thơ. Thơ MTV đăng riêng trong nhóm kín... Mai anh đăng bài thơ mới của MTV nhé🥰
Xóa