Tb khá kỹ tính trong những niềm đam mê. Khi đọc một cuốn sách, xem một bộ phim hay nghe một bản nhạc... Tb thường tìm hiểu kỹ càng nguồn gốc cùng những câu chuyện xoay quanh nó, để hiểu thấu đáo và sâu hơn về nó, giống như nghiện đàn bà thì phải tìm hiểu đàn bà hơn ai hết... Giống như các cụ dậy: "Chọn trâu xem xoáy, lấy vợ vén váy xem...tóc tiên" (Các cụ nói bậy lắm, Tb chẳng dám viết ra đâu. Nhà mình xưa nay chả ai văng tục).
Bài này Tb lên khuôn trong Đêm nhạc Tưởng niệm 1 năm ngày mất của Cố Ns Lam Phương 22.12.2020 - 22.12.2021 do Clb Doanh nhân và Tb Studio thực hiện tại Sân khấu Clb Hát cho nhau nghe.
✍️
Thập niên 50 thế kỷ trước, Ns Lam Phương có làm việc tại Đài phát thanh Pháp Á tại Sài Gòn. Lúc này Danh ca Bạch Yến mới chỉ là cô bé hát tập trong Đài mà thôi. Nhưng bằng chất giọng thiên phú Bạch Yến đã sớm nổi danh với Giải nhất trên sóng Phát thanh với khúc "Đêm đông" của Ns Nguyễn Văn Thương. Khi ấy Bà mới 15 tuổi.
Nhờ vốn liếng văn hóa Pháp và trình Pháp ngữ của Bạch Yến rất tốt nên Nàng ngày càng nổi danh... Đối với Lam Phương, một chàng trai miền Tây đẹp như tài tử xi nê, tâm hồn phóng khoáng đúng chất miền Tây... Xuất thân từ tài tử phim ảnh (Ông đóng phim từ rất sớm) nay bước sang làng âm nhạc với những tình khúc chân chất hồn người, không hoa mỹ hay kỹ thuật cao sang... Âm nhạc của Ông sớm đi vào lòng người... Và tất nhiên những bóng hồng vây quanh Ông kể không hết...
Dù đào hoa đa tình như thế, nhưng Ông chỉ si mê và cất giấu một bóng hình duy nhất, ấy là Nàng Bạch Yến. Danh ca Bạch Yến cũng từng thổ lộ: Khoảng thời gian ở Đài Pháp Á là khoảng rung động đầu đời đẹp nhất của Bà.
Lam Phương từng hỏi Bạch Yến: Anh viết cho em từ: Chờ Người, Biển tình, Phút cuối, Tình chết theo mùa đông... Chắc anh phải dành cả đời chỉ để viết cho em thôi, đúng không...!?
Hai người trẻ, hai trái tim non, hai tâm hồn đồng điệu văn hoá Pháp... Chàng viết nhạc, nàng ca.... Không ai nghĩ họ không thành đôi...
Năm 1960 Ns Lam Phương mang trầu cau tới hỏi Nàng... Ai ngờ Bạch Yến từ chối... Cuối năm đó, bất ngờ Lam Phương lấy vợ thì đầu năm sau Bạch Yến xuất ngoại du học....
Dù trăm ngàn lý do thay lời bộc bạch thì cũng không thoát khỏi chữ Tình...
Suốt mười mấy năm (1965-1977) Bạch Yến thành danh với các chuyến lưu diễn khắp nước Mỹ và châu Âu. Trong những năm ấy Bà cũng thường về Vn biểu diễn trong các Show lớn... Họ có gặp nhau, vẫn gần gũi thân thiết như xưa... Nhưng khoảng thời gian ngắn ngủi ấy chỉ như những con sóng ngoài đại dương....va vào nhau, hoà làm một, rồi lại tan đi như bọt bèo...
"Về làm chi...rồi em lặng lẽ ra đi...gom góp yêu thương quê nhà ... dâng hết cho người tình xa..."
Cô đơn nối tiếp cô đơn, bao nhiêu mộng tình hoá ra phù du... Và khúc Tình bơ vơ được ra đời như thế đó...
Người đầu tiên thu âm bản nhạc này không ai khác là Danh ca Chế Linh (Gia tài ca hát của ông gắn liền với các nhạc phẩm của Ns Lam Phương) Trước đó Chế Linh với khúc "Thành phố buồn" của chính Lam Phương đã đưa ông lên đỉnh ca lúc bấy giờ. Có điều lần này Chế Linh không đơn ca Tình bơ vơ mà ông chọn song ca cùng Thanh Tuyền.... Cũng từ đây phong trào song ca bắt đầu nở rộ khắp sân khấu ca nhạc miền Nam tới hải ngoại.
✍️
Sau mỗi cuộc tình tan vỡ người ta cứ sầu lụy bi ai... Không phải thế, dù bất luận thế nào thì tình yêu luôn đẹp, nó để lại cho đời những dư âm sâu lắng hồn người khôn nguôi....
Ngày xưa có nàng com với Tb: "Khi đang đứng đỉnh hạnh phúc thơ khó hay lắm, đúng không anh...!?"... Buồn hay vui, hạnh phúc hay ly tan thì thơ vẫn là thơ, là hồn người gửi vào con chữ với thông điệp: "Tình yêu là muôn màu" Âm nhạc cũng vậy, tình ca dù vui hay buồn đều đi vào đáy con tim... Đúng không các bạn!?...
✍️
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Trân trọng những ý kiến đóng góp chân thành của Qúy vị. Xin cảm ơn !
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.